Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux. Hệ điều hành Android được thiết kế dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị khác.
Hệ điều hành Android được phát triển bởi Tổng công ty dưới sự hỗ trợ về tài chính của Google. Đến năm 2005, Google chính thức mua lại Android.
Android ra mắt vào năm 2007 cùng với tuyên bố thành lập Liên minh thiết bị cầm tay mở: một hiệp hội gồm các công ty phần cứng, phần mềm, và viễn thông với mục tiêu đẩy mạnh các tiêu chuẩn mở cho các thiết bị di động. Chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android được bán vào năm 2008.
Android có mã nguồn mở và Google phát hành mã nguồn theo Giấy phép Apache. Chính mã nguồn mở cùng với một giấy phép không có nhiều ràng buộc đã cho phép các nhà phát triển thiết bị, mạng di động và các lập trình viên nhiệt huyết được điều chỉnh và phân phối Android một cách tự do.
Ngoài ra, Android còn có một cộng đồng lập trình viên đông đảo chuyên viết các ứng dụng để mở rộng chức năng của thiết bị, bằng một loại ngôn ngữ lập trình Java có sửa đổi. Vào tháng 10 năm 2012, có khoảng 700.000 ứng dụng trên Android, và số lượt tải ứng dụng từ Google Play, cửa hàng ứng dụng chính của Android, ước tính khoảng 25 tỷ lượt.
Những yếu tố này đã giúp Android trở thành nền tảng điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới, vượt qua Symbian OS vào quý 4 năm 2010, và được các công ty công nghệ lựa chọn khi họ cần một hệ điều hành không nặng nề, có khả năng tinh chỉnh, và giá rẻ chạy trên các thiết bị công nghệ cao thay vì tạo dựng từ đầu.
Kết quả là mặc dù được thiết kế để chạy trên điện thoại và máy tính bảng, Android đã xuất hiện trên TV, máy chơi game và các thiết bị điện tử khác. Bản chất mở của Android cũng khích lệ một đội ngũ đông đảo lập trình viên và những người đam mê sử dụng mã nguồn mở để tạo ra những dự án do cộng đồng quản lý. Những dự án này bổ sung các tính năng cao cấp cho những người dùng thích tìm tòi hoặc đưa Android vào các thiết bị ban đầu chạy hệ điều hành khác.
Android chiếm 87,7% thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế giới vào thời điểm quý 2 năm 2017, với tổng cộng 2 tỷ thiết bị đã được kích hoạt và 1,3 triệu lượt kích hoạt mỗi ngày. Sự thành công của hệ điều hành cũng khiến nó trở thành mục tiêu trong các vụ kiện liên quan đến bằng phát minh, góp mặt trong cái gọi là “cuộc chiến điện thoại thông minh” giữa các công ty công nghệ.
Ưu, nhược điểm của hệ điều hành Android
Ưu điểm của Android
- Giao diện dễ sử dụng, khả năng tùy biến cao, bạn có thể tùy ý chỉnh sửa mọi thứ trên hệ điều hành android, trừ các phân vùng trong hệ thống.
- Android có sự phổ biến rất cao bởi hệ điều hành này len lỏi ở mọi thiết bị di động, từ điện thoại cao cấp, trung cấp cho đến những sản phẩm có giá phổ thông.
- Kho ứng dụng Google khổng lồ, cập nhật liên tục, với đủ mọi ứng dụng mà bạn thích, khám phá.
- Hệ điều hành Android ngày nay có khả năng tối ưu hóa hiệu suất smartphone đem đến trải nghiệm mượt mà nhất cho người dùng.
- Giá thành phải chăng.
- Sử dụng nhiều ứng dụng cùng lúc, đa nhiệm cao.
Nhược điểm của Android
- Dễ bị nhiễm các phần mềm độc hại cùng các mã độc, do hệ điều hành Android cho phép bạn cài đặt các ứng dụng bên ngoài Google Play.
- Quá nhiều ứng dụng trên Google Play dẫn đến kiểm soát chất lượng rất khó.
- Sự phân mảnh lớn của hệ điều hành android.
- Khả năng cập nhật hệ điều hành chậm chạp.
- Thường xuyên bị đầy bộ nhớ đệm RAM.
Các đặc điểm của Android
Đặc điểm | Mô tả |
UI đẹp | Màn hình Android OS cơ bản cung cấp một giao diện người dùng đẹp và có tính thẩm mỹ cao |
Connectivity | GSM/EDGE, IDEN, CDMA, EV-DO, UMTS, Bluetooth, Wi-Fi, LTE, NFC và WiMAX. |
Lưu trữ | SQLite, một relational database gọn nhẹ, được sử dụng cho mục đích lưu trữ dữ liệu |
Hỗ trợ Media | H.263, H.264, MPEG-4 SP, AMR, AMR-WB, AAC, HE-AAC, AAC 5.1, MP3, MIDI, Ogg Vorbis, WAV, JPEG, PNG, GIF, và BMP |
Thông báo | SMS và MMS |
Trình duyệt Web | Dựa trên thiết bị WebKit mã nguồn mở, đi kèm với thiết bị V8 JavaScript của Chrome hỗ trợ HTML5 và CSS3 |
Multi-touch | Android hỗ trợ cho multi-touch mà đã được tạo ban đầu có sẵn cho các Handset như HTC Hero |
Đa nhiệm | Người dùng có thể nhảy từ một tác vụ tới tác vụ khác và nhiều ứng dụng đa dạng có thể chạy đồng thời cùng một lúc |
Widget tùy chỉnh | Widgets có thể thay đổi kích cỡ, vì thế người dùng có thể mở rộng để hiển thị nhiều nội dung hơn, hoặc thu nhỏ để tiết kiệm không gian |
Đa ngôn ngữ | Hỗ trợ text đơn hướng và song hướng |
GCM | Google Cloud Messaging (GCM) là một dịch vụ cho phép lập trình viên gửi thông điệp dữ liệu ngắn tới người dùng trên thiết bị Android, mà không cần một Sync Solution |
Wi-Fi Direct | Một công nghệ cho phép các ứng dụng dò tìm và ghép cặp một cách trực tiếp, thông qua một kết nối peer-to-peer |
Android Beam | Một công nghệ dựa trên NFC phổ biến cho phép người dùng chia sẻ tức thì, chỉ cần kích hoạt NFC của hai điện thoại với nhau |
Các phiên bản Android
Tỷ lệ sử dụng các phiên bản khác nhau tính đến tháng 4 năm 2014.[145] Phần lớn các thiết bị Android cho tới nay vẫn chạy hệ điều hành phiên bản 4.1.x Jelly Bean được phát hành ngày 9 tháng 7 năm 2012 nhờ tính ổn định và hỗ trợ tốt các máy có cấu hình thấp.
Phiên bản | Tên mã | Ngày phát hành | Cấp API | Phân bố (20 tháng 7 năm 2014) |
5.0 | Lollipop | 7/2014 | 20 | Dành cho người phát hành |
4.4 | KitKat | 10/2013 | 19 | 17,9% |
4.3 | Jelly Bean | 25/7/2013 | 18 | 10,5% |
4.2.x | Jelly Bean | 13/11/2012 | 17 | 18,8% |
4.1.x | Jelly Bean | 9/7/2012 | 16 | 25,2% |
4.0.x | Ice Cream Sandwich | 16/12/2011 | 15 | 11,4% |
3.2 | Honeycomb | 15/7/2011 | 13 | 0% |
3.1 | Honeycomb | 10/ 5/2011 | 12 | 0% |
2.3.3–2.3.7 | Gingerbread | 9/2/2011 | 10 | 13% |
2.3–2.3.2 | Gingerbread | 6/12/2010 | 9 | 0,5% |
2.2 | Froyo | 20/5/2010 | 8 | 0,7% |
2.0–2.1 | Eclair | 26/10/2009 | 7 | 0% |
1.6 | Donut | 15/9/2009 | 4 | 0% |
Các thiết bị khác sử dụng hệ điều hành Android
Bản chất mở và cho phép thay đổi của Android giúp nó xuất hiện trên các thiết bị điện tử khác, như laptop và netbook, smartbook TV thông minh (Google TV) và máy ảnh (Nikon Coolpix S800c và Galaxy Camera).
Hơn thế nữa, hệ điều hành Android còn được ứng dụng trong kính mắt thông minh (Project Glass), đồng hồ đeo tay, tai nghe, đầu CD và DVD cho xe hơi, gương soi, máy nghe nhạc bỏ túi và điện thoại để bàn và VoIP. Ouya, một máy trò chơi điện tử chạy Android, đã trở thành một trong những chiến dịch khởi động thành công nhất, gây quỹ được 8,5 triệu đô la Mỹ để phát triển, tiếp sau đó là các máy trò chơi điện tử dựa trên Android như Project Shield của NVIDIA.
Vào năm 2011, Google đã trình diễn “Android@Home”, một công nghệ tự động hóa gia đình, sử dụng Android để điều khiển nhiều thiết bị gia dụng như công tắc điện, ổ cắm và thiết bị điều khiển nhiệt độ trong nhà.
Chiếc đèn mẫu được quảng cáo là có thể được điều khiển từ điện thoại hoặc máy tính bảng Android, nhưng trưởng nhóm Android Andy Rubin vẫn cẩn trọng cho rằng “tắt mở bóng đèn không phải là việc gì mới,” ám chỉ nhiều dịch vụ tự động hóa gia đình đã gặp thất bại trước đây. Ông nói rằng Google có suy nghĩ tham vọng hơn và dự định của công ty là sử dụng vị trí của mình như một nhà cung cấp dịch vụ đám mây để mang sản phẩm Google đến gia đình của khách hàng.
Tóm tắt về Android
Nhà phát triển : Google, Liên minh thiết bị cầm tay mở, Dự án Mã nguồn mở Android
Được viết bằng :C, C++, Java
Kiểu mã nguồn : Mã nguồn mở với các thành phần độc quyền trong hầu hết thiết bị.
Phát hành lần đầu :23/9/2008
Phiên bản Android mới nhất : Android 9.0 “P” (5/3/2018)
Bản xem trước mới nhất : Android Q Beta 4 (QPP4.190502.018) (5/6/2019)
Đối tượng : điện thoại thông minh, máy tính bảng, TV, ô tô, thiết bị đeo được, máy tính có nền tảng x86
Có hiệu lực trong : hơn 100 ngôn ngữ
Hệ thống quản lý gói : Google Play, APK
Nền tảng : ARM, MIPS, Kiến trúc Power, x86
Giao diện mặc định : đồ họa
Giấy phép : Apache 2.0 và GPL phiên bản 2
Tình trạng hoạt động : đang lưu hành
Website : https://www.android.com/
Nguồn : Digilux tổng hợp